Mệnh đề if-else trong Java – CodeGym Đà Nẵng

26/04/2025 | Bài viết chuyên môn | 0 Lời bình

Trang chủ » Bài viết chuyên môn » Mệnh đề if-else trong Java – CodeGym Đà Nẵng

Trong quá trình học lập trình Java, việc hiểu và sử dụng mệnh đề if-else trong Java là cực kỳ quan trọng. Đây chính là cấu trúc điều kiện nền tảng giúp chương trình của bạn đưa ra quyết định dựa trên các tình huống cụ thể. Nếu bạn còn đang bối rối về cách hoạt động của if-else hoặc muốn nắm chắc hơn cách áp dụng nó vào các bài tập thực tế, thì đừng lo! Hãy cùng CodeGym Đà Nẵng khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn sử dụng mệnh đề if-else trong Java

Trong ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng Java, chúng ta có thể sử dụng các câu lệnh điều kiện để điều khiển luồng thực thi của chương trình dựa trên những điều kiện cụ thể mà bài toán yêu cầu.

  • If: Kiểm tra một điều kiện; nếu điều kiện đúng, chương trình sẽ thực thi các câu lệnh bên trong khối if.
  • Else: Được sử dụng để thực hiện các câu lệnh khi điều kiện if không đúng.
  • Else If: Cho phép bổ sung thêm một điều kiện khác nếu điều kiện ban đầu trong if không được thỏa mãn.
  • Switch: Một cách khác để kiểm tra nhiều điều kiện, hoạt động tương tự như nhiều câu lệnh if-else liên tiếp, giúp mã ngắn gọn và dễ đọc hơn.

Mệnh đề if-else trong Java

1. Mệnh đề If trong lập trình Java

  • Sử dụng if để thực hiện các dòng code bên trong nó nếu điều kiện là đúng

if (condition) {

  // block of code to be executed if the condition is true

}

int x = 20;

int y = 18;

if (x > y) {

  System.out.println(“x is greater than y”);

}

2. Mệnh đề Else

  • Sử dụng Else để thực thi các dòng code bên trong nó nếu đều kiện là sai

if (condition) {

  // block of code to be executed if the condition is true

} else {

  // block of code to be executed if the condition is false

}

int time = 20;

if (time < 18) {

  System.out.println(“Good day.”);

} else {

  System.out.println(“Good evening.”);

}

3. Mệnh đề If Else trong lập trình Java

  • Dùng để thực hiện thêm một điều kiện mới nếu điều kiện trước đó là sai

if (condition1) {

  // block of code to be executed if condition1 is true

} else if (condition2) {

  // block of code to be executed if the condition1 is false and condition2 is true

} else {

  // block of code to be executed if the condition1 is false and condition2 is false

}

int time = 22;

if (time < 10) {

  System.out.println(“Good morning.”);

} else if (time < 20) {

  System.out.println(“Good day.”);

} else {

  System.out.println(“Good evening.”);

}

4. Mệnh đề If Else thu gọn

variable = (condition) ? expressionTrue : expressionFalse;

  • Ví dụ thay vì viết như sau

int time = 20;

if (time < 18) {

  System.out.println(“Good day.”);

} else {

  System.out.println(“Good evening.”);

}

  • Chúng ta có thể viết gọn lại là

int time = 20;

String result = (time < 18) ? “Good day.” : “Good evening.”;

Xem video demo về mệnh đề if else trong ngôn ngữ lập trình Java tại đây.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách sử dụng mệnh đề If-Else trong Java cũng như nắm được vai trò quan trọng của các câu lệnh điều kiện trong lập trình. Nếu bạn muốn học lập trình Java bài bản từ nền tảng đến nâng cao, đừng ngần ngại để lại thông tin để được CodeGym Đà Nẵng tư vấn lộ trình học phù hợp nhất dành cho bạn.
CODEGYM ĐÀ NẴNG – TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LẬP TRÌNH HIỆN ĐẠI
⚓ Địa chỉ: Tầng 7 số 295 Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.
☎️ Hotline: 0906 566 078
🖥 Facebook: CodeGym Đà Nẵng

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí

9 + 2 =

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

0906 566 078

Nhận tư vấn, định hướng 1-1

Điền và gửi thông tin cá nhân để được tư vấn miễn phí về các chương trình học.

11 + 4 =